Lịch sử Khảo sát giá trị thế giới

Khảo sát giá trị thế giới (WVS) được nảy sinh ra từ chương trình nghiên cứu những giá trị châu Âu (EVS) năm 1981, khi đó sự thành công của phương pháp này đã được mở rộng ra 14 nước nằm ngoài châu Âu. Tuy vậy dự án nghiên cứu vào năm 1981 này chỉ bao gồm 22 nước trên thế giới. EVS được chỉ đạo dưới sự hướng dẫn của Jan Kerkhofs và Ruud de Moor tiếp tục được triển khai tại đại học Tilburg, Hà Lan. Những khảo sát rộng khắp toàn cầu sau đó đã được thực hiện bởi Ronald Inglehart tại đại học Michigan, Hoa Kỳ.

Khảo sát được thựa hiện với chu kỳ 10 năm một lần bên cạnh những đọt khảo sát nhỏ hơn theo chu kỳ 5 năm. Một trong những mục tiêu theo chiều dọc của dự án là đo lường bước thay đổi của các giá trị (hàm nghĩa so sánh giữa các nền văn hóa).

Do nguồn gốc của dự án mà khảo sát giá trị thế giới nhắm đến tập trung ở châu Âu & rất hời hợt ở châu Phi & Đông Nam Á. Để chấp nhận mở rộng khảo sát, WVS đã được cấu trúc lại theo kiểu phi tập trung hóa mạnh mẽ. Những nhà khoa học hàn lâm đến từ các quốc gia có thể tự do gia nhập mạng lưới khảo sát gần như là dân chủ. Để tham gia, những người đại diện này phải đạt tiêu chuẩn là thực hiện khảo sát ít nhất 1000 người ở quốc gia mà họ đang sinh sống. Những dữ liệu khảo sát độc lập này sẽ được trao đổi qua lại như một phần của dữ liệu chung về WVS. Nền tảng tài chính để thực hiện xuất phát từ cộng đồng mà họ sinh sống, phần lớn là được tài trợ từ chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án. Bằng cách này, WVS đã trở thành phong trào rộng khắp vượt ra ngoài phạm vi châu Âu, mở rộng ra 42 quốc gia trong đợt khảo sát thứ 2, 54 quốc gia trong đợt khảo sát thứ 3 và 62 quốc gia trong đợt khảo sát lần thứ tư.

Hiện nay dữ liệu về WVS đã được xuất bản trên mạng Internet & cho phép mọi người truy nhập miễn phí. Văn phòng chính của WVS được đặt tại Thụy Điển, phòng lưu trữ chính thức của WVS được đặt tại Madrid, Tây Ban Nha.